Cẩm nang điều trị sẹo mụn và các tổn thương da

Nếu bạn nhìn thấy những dấu hiệu rằng mụn sắp để lại trên da bạn một vết sẹo, bạn không cần phải gượng cười và cắn răng chịu đựng đâu. Có rất nhiều cách để chữa lành vết sẹo và ngăn những vết mới hình thành.

Cortisone và kem làm mờ sẹo

cortisone-cream[1]Theo bác sĩ Tina Alster, giáo sư da liễu tại Đại học Georgetown, nếu vết sẹo của bạn bị sưng và đỏ, hãy sử dụng một loại kem chứa cortisone để làm da dịu lại. Cortisone sẽ được các tế bào da hấp thụ và làm giảm viêm. Bạn có thể mua kem chứa cortisone mà không cần đơn của bác sĩ.

Tiếp theo, bạn sẽ muốn tập trung vào việc làm sáng những vùng da bị thâm lại từ vết sẹo mụn.

“Hydroquinone, một chất làm sáng da phổ biến, gần đây không còn được ưa chuộng như trước nữa và đã bị loại ra khỏi nhiều loại kem trị thâm vì tính dễ gây kích ứng và nghi ngờ gây ung thư”, bác sĩ Alster nói. Nhưng vẫn còn những thành phần khác được bán mà không cần đơn thuốc có thể giúp làm mờ vết thâm. Kojic acid (một chất làm sáng da tự nhiên có nguồn gốc từ chiết xuất nấm), arbutin (còn được gọi là chiết xuất bearberry), và vitamin C (ascorbic acid) là những thành phần thay thế tuyệt vời mà bạn nên tìm trong các loại kem làm sáng, theo lời Alster.

mo lắp Original Pure Vitamin C20 Serum

Điều trị bằng laser và filler (chất làm đầy)

laser-resurfacing[1][1]

Nếu sẹo mụn của bạn không tự mờ đi, có lẽ đã đến lúc nghĩ đến chuyện đặt một cuộc hẹn với bác sĩ da liễu của bạn. Trong từ một đến ba buổi, công nghệ laser gián đoạn (?) giúp tái tạo bề mặt da có thể làm đồng đều bề mặt và tăng sự sản sinh collagen. Collagen là loại protein giống như “viên gạch” xây dựng nên bề mặt da. Các collagen mới có thể giúp lấp đầy sẹo mụn.

Ablative laser làm bốc hơi vết sẹo, cho phép phần da mịn hơn thế chỗ. Non-ablative laser giúp kích hoạt sản xuất collagen mà không gây tổn hại đến bề mặt da.

Việc tiêm filler có thể giúp lấp đầy chỗ lõm vào – dấu tích của những vết sẹo mụn sâu, theo lời bác sĩ Ron Moy, nguyên chủ tịch của Viện Hàn lâm da liễu Mỹ. Nhưng mặt hạn chế của filler là nó cần được tiêm nhắc lại mỗi 4 đến 6 tháng, bởi sản phẩm bị thấm vào da theo thời gian.

Kiên nhẫn

Chìa khóa của việc theo dõi vết sẹo mờ đi chính là lòng kiên nhẫn. Một vài tuần sau khi bạn nổi mụn và có sẹo, các mạch máu mới sẽ di chuyển tới vùng bị tổn thương để nuôi dưỡng da, chính là phần lớn lý do vì sao các vết sẹo mới có màu hồng đỏ, theo Alster.

Vài tháng sau, collagen bắt đầu được hình thành, lấp đầy phần da bị tổn thương. Vì mụn nang phá hủy da và mỡ, phải cần đến cả năm trời để vết thâm mờ đi, Moy nói.

Làm thế nào để ngừa sẹo hoặc giúp sẹo lành

Phơi những vết thâm dưới nắng có thể khiến chúng sậm màu lại và làm chậm quá trình lành da, Alster nói. Bằng cách nào? Các tia cực tím kích thích melanocyte (tế bào sản sinh sắc tố), dẫn đến những vết thâm sau này.

Trước khi đi ra ngoài, hãy bôi kem chống nắng quang phổ rộng (broad-spectrum) với SPF 30 hoặc cao hơn. Kem chống nắng quang phổ rộng bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Thành phần của loại kem này bao gồm benzophenone (sulisobenzone và oxybenzone), cinnamate (octylmethyl cinnamate và cinoxate), salicylate, titanium dioxide, zinc oxde, avobenzone (Parsol 1789) và ecamsul (Mexoryl SX). Bôi lại kem sau khi bơi, đổ mồ hôi và sau hơn 2 giờ tiếp xúc với nắng.

Hạn chế hoạt động dưới nắng, đặc biệt trong khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Mặc trang phục bảo vệ như áo dài tay, quần dài và mũ rộng vành. Hoặc bạn có thể tham khảo những cách trị mụn tuyệt vời mà mình đã chia sẻ trước đây

Sẹo, được hình thành phần lớn từ collagen, là cách để cơ thể bạn tự “sửa chữa”. Sẹo mụn thường xuất hiện do mất một lượng lớn collagen sau đợt viêm nghiêm trọng, Alster nói.

Việc chọc, gẩy mụn dẫn đến viêm nặng và tổn thương da nghiêm trọng hơn, cũng tức là càng thêm thâm và sẹo nhiều hơn. Nặn hay bóp mụn khiến mủ và vi khuẩn đi sâu vào trong da hơn, gây tổn thương da nghiêm trọng hơn, Moy nói.

Có thể bạn đã từng nghe nói bôi vitamin E lên vết sẹo sẽ giúp liền da nhanh hơn. Nhưng theo một nghiên cứu của Đại học Miami, đưa chất dinh dưỡng trực tiếp lên sẹo có thể cản trở quá trình hồi phục. Theo nghiên cứu này, vitamin E không những không có hiệu quả mà còn khiến tình trạng trở nên tệ hơn ở 90% bệnh nhân, và 33% người bệnh bôi vitamin E lên da còn bị viêm da tiếp xúc.