Nếu theo dõi thời sự gần đây, các bạn hẳn biết dấy lên tin đồn vụ dầu cá TRung quốc làm tan mút xốp đúng không? Nhưng sự thật là dầu cá nào cũng làm tan mút xốp cả, vì axit trong dầu cá có khả năng làm chuyện đó, và hơn nữa, bao tử chúng ta cũng không phải là mút xốp. Nó có chất trung hòa axit của dầu cá. Thật là hấp tấp nếu tẩy chay một sản phẩm chỉ vì mới biết có 1 nửa sự thật như thế.Chúng ta đang sống trong thời đại của sự sợ hãi. Đôi khi sự sợ hãi đó từ những nguy cơ có thật, nhưng đôi khi, đó chỉ là biểu hiện của kiến thức chưa được đầy đủ (nói cách khác, là thiếu kiến thức, theo nghĩa khách quan nhất). Khi ta chưa hiểu rõ một vấn đề nào, ta thường không biết giải quyết thế nào. Thiếu thông tin sẽ đưa ra những nhận định và quyết định sai lầm. Điều này hoàn toàn đúng với mỹ phẩm.
Hôm nay chúng ta đã thảo luận về 1 vấn đề chắc chắn đa số cô gái nào cũng quan tâm khi mua cho mình những vật dụng trang điểm đầu tiên: son môi và chì trong son môi.
Hẳn nhiên chúng ta còn nhớ vài năm về trước (2011), các trang tin tức đua nhau đăng thông tin FDA cảnh báo 400 loại và màu son từ hàng chục công ty mỹ phẩm. Các cảnh cáo này cho thấy mức độ chì trong 400 loại son môi này cao gấp vài trăm lần cho phép. Và thế là làn sóng hoảng sợ trỗi dậy.Dĩ nhiên là những gì ẩn đằng sau câu chuyện này vẫn còn đó. Bởi vì phần còn lại của bản báo cáo cho FDA công bố đã kết luận rằng vẫn chưa tìm thấy một nguy cơ gì trong việc sử dụng son môi từ các hãng này. Chiến dịch Mỹ phẩm An Toàn đã BÓP MÉO sự thật của nghiên cứu này để tạo ra sự sợ hãi khi mà không có lý do gì để sợ hãi sự thật này cả, ít nhất là so với những thứ thứ chúng ta hít thở, ăn uống hàng ngày.Bây giờ hãy bình tâm lại và cùng nhìn vào sự thật nhé.
Chì có được thêm vào son môi không?
Chì KHÔNG ĐƯỢC THÊM vào bất cứ loại mỹ phầm nào hay bất cứ sản phẩm nào được sử dụng cho mục đích hấp thụ hay sử dụng của con người. Mức độ chì được tìm thấy trong mỹ phẩm bắt nguồn từ màu sắc sử dụng để tạo màu son môi. Hầu như tất cả màu mỹ phẩm đều được tách ra từ chất khoáng tự nhiên_hoàn toàn từ Đất Mẹ. Tất cả các chất khoáng tự nhiên (từ aluminum đến sắt oxit) đều có chứa dấu vết của các nguyên tố tự nhiên như chì (vâng, chì là nguyên tố tự nhiên nhé), nhưng những khoáng chất ở cấp độ mỹ phẩm được sử dụng trong đồ makeup hoặc sản phẩm chăm sóc da được chế biến để ‘làm sạch’ những nồng độ kim loại đó nhằm giảm mức độ gây hại của chúng xuống dưới mức an toàn.Chì hiện diện với tỉ lệ 1 phần triệu trên hầu hết mọi thứ – từ khí oxi đến hoa cỏ, từ nước đến từ phân tử Đất. Vì vậy, chẳng ngạc nhiên gì khi nó xuất hiện trong một thành phần có nguồn gốc từ nhiên, bao gồm cả hóa màu mỹ phẩm. Tỷ lệ 1 trên 1 triệu (Parts-per-million (PPM)) chỉ là 1 con số tương đối, tương đương với vài hạt đường trong 2,26 kg.
Trong báo cáo FDA nói gì?
Theo báo cáo của FDA, lượng chì trung bình có trong son môi là 1.11 PPM. Bây giờ nếu chúng ta tính thư thả đi, một thỏi son chừng 1.5 gram, vậy tức là có khoảng 300 thỏi son mới được 1 pound (khoảng 0,24 kg). Lúc này lượng chì trong son môi vẫn chẳng có gì cả, chưa được được hạt đường, hoàn toàn không có ý nghĩa. Chúng ta cần phải ăn hàng ngàn thỏi son trong suốt đời thì lượng chì hấp thụ mới tích tụ đủ để gây ra một rủi ro nhỏ xíu. Thực sự thì cả đời 1 phụ nữ cũng chỉ tiêu thụ dùng 2kg son. Hoàn toàn không thành vấn đề. Và sự thật là chúng ta chỉ tiêu thụ có 1 chút thôi, phần còn lại của son dính trên những vật thể khác, hay là bị bay màu.
Không may là những tin tức này lại không được công bố thêm để phục vụ những chiến thuật khan hiếm của các báo đài. Đáng ra nó phải là ‘Chì được tìm thấy trong son môi, rồi sao nữa?’
FDA quy định thế nào về chì trong mỹ phẩm?
Công bố nói về việc FDA không quy định có chì trong son môi là SAI và BÓP MÉO SỰ THẬT. Đúng là thỏi son cuối cùng bạn mua từ quầy mỹ phẩm hay hiệu thuốc không bắt buộc phải kiểm tra mức độ chì nhưng chỉ bởi vì từng thành phần riêng rẽ đã được kiểm duyệt an toàn rất kỹ rồi. Chất tạo màu cũng nằm trong số được kiểm tra đó. Đây hoàn toàn bao gồm kiểm tra các chất như chì và độ không tinh khiết của các kim loại hạng nặng.
Các phần kiểm nghiệm cân nhắc tất cả cách thức mà loại mỹ phẩm đó sử dụng, từ sử dụng hàng ngày cho đến 1 tháng 1 lần. Không chỉ đã chứng nhận cho màu mỹ phẩm, FDA cũng yêu cầu mỗi dải màu được kiểm một lần nữa mỗi lần nó được sản xuất. Nói những quá trình kiểm tra của FDAs khắt khe là đã nói nhẹ rồi.
Cộng đồng thế giới phản ứng thế nào
Có thể bạn đã đọc được đâu đó rằng thành viên Liên Minh Châu Âu hoặc là Canada (hoặc là bất cứ quốc gia nào khác) “không đưa chì vào son môi”. Câu này chính xác đó chứ, bởi vì chẳng ai thêm chì vào son cả. Nó có sẵn trong đó mà, họ chỉ lọc cho sạch thêm thôi. Nhưng vậy thì tại sao EU và Canada lại có những phản ứng trái chiều gây tranh cãi về chì trong son môi như vậy?
Cũng giống như Mỹ, cả EU và Canada đều hạn chế và yêu cầu kiểm nghiệm/đăng ký các quy trình làm các chất tạo màu và hóa màu trong mỹ phẩm. Vào năm 2011, Học viện sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng của Ủy Ban Châu Âu tiến hành bài kiểm tra riêng để theo dõi các nồng độ chì trong son môi được bán ở thị trường Châu Âu. Kết quả không khác gì kết quả của Mỹ, Úc hay Nhật và họ cũng đồng ý rằng hàm lượng chì trong son môi không gây tác hại gì cho sức khỏe.
Sau đó thì cả Health Canada (được xem là FDA của Canada) cũng đồng ý rằng lượng chì thấp trong son môi và những mỹ phẩm khác hoàn toàn không gây hại, và cũng là chất không thể không có mặt khi tạo màu. (lưu ý tất cả những sản phẩm được cấp phép và kiểm nghiệm nhé, đừng lôi hàng không rõ nguồn gốc, hàng nhái vô đây nhé)
Cần phải biết rằng lượng chì được tìm thấy trong mỹ phẩm bởi FDA thấp hơn chuẩn an toàn được quy định bởi EU và Canada.
Vậy ‘Bằng chứng’ son môi có chì cao ở đâu?
Chiến dịch Mỹ phẩm an toàn không hề đưa ra bất kỳ nguồn tham khảo nào chứng minh rằng lượng chì bé tẹo trong trong son môi có thể gây ra vân đề. Tất cả nguồn mà họ có là những chỉ số rằng việc tiếp xúc với kim loại nặng (trong đó có chì) gây hại, nhưng đó là tiếp xúc qua môi trường sống và làm việc, không phải từ mỹ phẩm.
Thật ra, để đưa ra con số chính xác lượng chì mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày là rất khó. Tuy nhiên, theo Cosmetics, Toiletry and Fragrance Association (CTFA), lượng chì mà 1 phụ nữ tiếp xúc khi dùng mỹ phẩm ít hơn 1000 lần so với lượng chì được tiêu thụ từ hít thở, ăn uống trong khi lượng này vẫn còn đạt chuẩn an toàn của Environmental Protection Agency (EPA)
Cuối cùng là ngay cả những hãng son ghi trên bao bì ‘không chì’ cũng có chức một lượng chì nhất định, chỉ vì họ không ý thứ được nguồn gốc của màu mỹ phẩm hay chất khoáng trong makeup hay dưỡng da. KHÔNG THỂ hoàn toàn loại bỏ toàn bộ dấu vết của chì ra khỏi son môi.
Còn việc thâm môi thì có rất nhiều nguyên nhân chứ không chỉ chì: do khô, hút thuốc, ánh nắng, son đã cũ, thức khuya, chế độ ăn uống…
Bây giờ khi đã đọc xong bài này rồi, lần tới khi đọc những tít bài giật gân kiểu đó, đừng vội hoảng loạn nhé. Nhớ là nửa trái chuối vẫn là chuối, nhưng nửa sự thật thì không phải sự thật nữa rồi.
Hy vọng các bạn chưa vứt đống son của mình.