Gần đây, trào lưu buôn bán mỹ phẩm handmade đang nở rộ và thu hút sự quan tâm của phái nữ. Một phần vì trước các thông tin mỹ phẩm giả, son có chì, kem dưỡng… không nguồn gốc, thì sự ra đời của mỹ phẩm được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, sáp cacao… mang lại sự an toàn và tin cậy hơn. Trước mình có viết một bài về Chì trong son môi đáng sợ đến mức nào, không biết em gái này đã đọc chưa mà dám liều mình thế ;))
Như để chứng minh cho sự an toàn của mỹ phẩm handmade do chính bản thân mình làm ra, một số chủ shop đã không ngần ngại… ăn luôn sản phẩm của mình. Cô gái trong clip sau đây là một ví dụ.
https://www.youtube.com/watch?v=235TEDwS3CA
Trong clip, cô gái đã đặt câu hỏi rằng
"Đã bao giờ các bạn dám cầm thỏi son và ăn nó chưa? " và cùng với đó, cô nàng cam đoan
"Son của Nấm bán rất là ít chì, không có độc". Và tất nhiên, để chứng minh cho luận điểm đó, cô gái đã bẻ ngay cây son trên tay và bỏ vào miệng, nhai rồi nuốt ngon lành.
Kết thúc clip, cô cũng không quên quảng cáo cho son của mình bằng câu nói
" Nếu như sau 24 tiếng Nấm không có vấn đề gì thì mua son của nấm nha"
Clip đã nhận được gần 10 nghìn lượt chia sẻ cùng vô số tranh cãi bên dưới. Đa số đều không tán thành với hành động này và cho rằng đó là chiêu PR vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe. Bạn Thảo Nguyễn nói:"
Điên à? Dù là son làm từ gì đi chăng nữa, thì cũng không được ăn. Chì ít, chì nhiều hoặc không có chì gì cũng không được". Một bạn khác thì phản bác lại rằng
"Không phải phụ nữ mỗi ngày đều "ăn son" bằng việc bôi son, rồi son từ đó theo đường ăn uống vào miệng sao" và lên tiếng sẽ mua ủng hộ sản phẩm này.
Nguy cơ nếu ăn son môi kém chất lượng
Theo ghi nhận của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, son môi nhãn hiệu L’Oreal và Maybelline được bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam, chủ yếu là hàng loại hai (sản xuất ở một số nước châu Á), hàng giả. Các sản phẩm son môi từ Mỹ đa phần là xách tay và bán qua mạng với giá cao hơn. Ngay sau khi có tin son môi nhiễm chì, trên mạng đã xuất hiện những thông tin cảnh báo chất độc từ chì trong son thẩm thấu qua da, gây ngộ độc, dị ứng. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống, một ít son môi sẽ theo thức ăn vào bên trong cơ thể, gây ung thư. Chất chì trong son môi phản ứng với các enzyme có trong dạ dày, có nguy cơ gây nhiễu loạn, phá vỡ hoạt động hệ tiêu hoá. Nặng hơn nữa, độc tố từ son môi có thể gây rối loạn sinh sản ở phụ nữ!
ThS.BS Lê Thái Vân Thanh, giảng viên bộ môn da liễu, đại học Y dược TP.HCM cho biết, không thể phủ định sự xuất hiện thường xuyên của chất chì trong mỹ phẩm. Với son môi, chì như một yếu tố vi lượng, giúp mỹ phẩm bền màu và lâu phai. Tuy nhiên, lượng chì trong sản phẩm thường ở liều lượng rất thấp (vài phần triệu). Nếu vượt quá mức trên, độc tố trong chì sẽ gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Thông thường, các nhà sản xuất có uy tín sẽ kiểm định một cách nghiêm ngặt lượng chì trong mỹ phẩm trước khi bán ra thị trường. Các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ luôn có những tổ chức thẩm định chất lượng mỹ phẩm (không phải tổ chức FDA). Cũng theo bác sĩ Vân Thanh, thông thường, những loại son đậm màu chứa hàm lượng chì cao hơn. Mà những sản phẩm đậm màu thường được phụ nữ châu Âu ưa dùng. Còn phụ nữ Việt Nam đa phần thích màu son nhạt, sáng bóng, nhẹ, và chỉ dùng một lần trong ngày. Vì vậy, nguy cơ nhiễm độc từ lượng chì trong son rất nhỏ. Hiện tại, vẫn chưa có những xác nhận rõ ràng nào tại Việt Nam cho vấn đề này.
Những lưu ý khi sử dụng son:
Không ăn hoặc uống khi đang tô son. Nếu cần nên tẩy sạch son môi trước khi ăn, sau đó tô son lại. Không nên tô nhiều lớp son đè lên nhau trong ngày, đặc biệt là các thỏi son có màu đậm. Tẩy trang thật kỹ bờ môi trước khi đi ngủ.
Nên chọn các loại son môi dạng hữu cơ, vì các sản phẩm này không sử dụng chất tạo màu công nghiệp.
Hạn chế dùng các loại son dạng thỏi và chuyển sang dùng son lip tint hoặc son bóng vì chúng thường có màu sắc nhạt hơn.
Bạn không nên sử dụng quá nhiều loại son bền màu như son không phai, vì trong các loại son này thường có các thành phần giữ màu dễ gây tình trạng thâm và khô môi khi sử dụng lâu dài.