PH- Và những thứ cần lưu ý trong skincare

Bài viết pH thì có nhiều rồi, tuy nhiên với một người mới bắt đầu skincare nhiều khái niệm còn xa lạ và khó hiểu. Vì vậy, tớ sẽ viết một bài về pH dựa vào vốn kiến thức khiêm tốn của tớ theo một cách dễ hiểu nhất.Bài viết tớ chia thành 4 phần:

  • Lớp màng axit? Vai trò? Và điều gì phá vỡ lớp màng ?
  • Các thành phần phụ thuộc pH, thời gian chờ đợi giữa các sản phẩm.
  • Thứ tự các sản phẩm chăm sóc da.
  • Tổng kết. ( bài viết khá dài nên ai ngại đọc có thể đọc luôn phần tổng kết)

#1 Lớp màng axit? Vai trò? Và điều gì phá vỡ lớp màng ?

– Da được bao bọc bởi một lớp màng axit có : axit béo, axit lactic, các axit amin,… . Màng axit có pH khoảng quanh 5.5 ,là hàng rào bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm, vi rút, và các chất ô nhiẽm môi trường… gồm: mồ hôi, dầu da và tế bào chết.PH- Và những thứ cần lưu ý trong skincare

– Khi lớp màng acid này bị phá hỏng sẽ làm hạn chế sự hoạt động của các enzyme ở lớp biểu bì trên, hạn chế sự hoạt động của các vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virut có hại, các chất kích ứng xâm nhập và nước cũng thoát ra nhanh hơn.

PH- Và những thứ cần lưu ý trong skincare

 Tác nhân phá vỡ lớp màng axit :

+ Chất gây ô nhiễm, mầm bệnh, chất tẩy rửa mạnh, xà phòng, sữa rửa mặt pH cao

#2 Các thành phần phụ thuộc pH, thời gian chờ đợi giữa các sản phẩm:

– Một số thành phần đòi hỏi 1 PH đặc biệt để hoạt động hiệu quả. Tiêu biểu là các chất tẩy da chết hóa học: VD: BHA( Salicylic acid) , AHAs( glycolic, mandelic, lactic,…) sẽ cho bạn thấy khả năng tẩy da chết đáng nể của nó trong 1 số pH cụ thể. Ví dụ: axit lactic ở pH =2 thì % axit có trong dung dịch được coi là lượng axit hoạt động, càng xa pH=2 thì % axit hoạt động càng ít hơn lượng % axit ghi ở vỏ ngoài bao bì. Tớ nói thế không biết mọi người có thấy khó hiểu ko nhỉ? Tớ lấy ví dụ như thế này: chẳng hạn 1 lọ AHA có ghi bên ngoài là 10% axit lactic nếu mình đo pH của lọ ý là =2 , nghĩa là khi mình dùng thì sẽ hưởng trọn vẹn sự hoạt động của 10% axit lactic trong dung dịch đấy đấy, tuy nhiên pH càng cao thì lượng axit lactic hoạt động trên da mình càng nhỏ hơn 10% , và nếu đo được sản phẩm có pH=7 thì tốt nhất nên vứt mịa cái lọ ấy đi vì nó chẳng khác gì nước lã cả , tất nhiên là chẳng hãng nào để pH =7 cho mọi người vứt cả đâu😂😂😂

Tóm lại:  + pH càng thấp thì axit hoạt động càng mạnh, khả năng tẩy da chết càng sâu và hiệu quả! Chẳng hạn: axit lactic 10% ở pH 3 và 5 thì sản phẩm ở độ pH =3 sẽ có hiệu quả gấp 100 lần sản phẩm có pH=5 ( tớ nhớ không nhầm là 100 lần, bạn nào vừa thi hóa đại học xong nếu thấy con số này không đúng bảo tớ để tớ chỉnh nha) .

Tuy nhiên, pH càng thấp càng dễ gây kích ứng, chính vì vậy pH thấp không phải lúc nào cũng tốt, ít nhất nó có thể quá mạnh với các bạn mới sử dụng.

– Thời gian chờ đợi giữa các sản phẩm:

Một số thành phần hoạt động tối ưu ở pH nhất định:

  • AHAs/BHA : pH =< 4
  • Axit azelaic pH 4-6
  • Niacinamide: pH: 5-7
  • Vitamin C( SAP) :pH 6-7
  • Vitamin C (L- axit ascorbic): pH 2.5-3.5

Vì vậy , nên:

a/ Nếu trong quy trình dưỡng da có từ trở lên 2 thành phần phụ thuộc pH ( bao gồm cả Niacinamide ):

Vì mỗi acid hoạt động hiệu quả ở 1 pH cụ thể khác nhau thế nên không thể trộn lẫn chúng với nhau, việc trộn lẫn sẽ làm giảm hiệu quả hoặc phá hủy axit sau. Vậy nên nếu trong 1 skincare routine có 2 acid khác nhau thì phải sử dụng acid có pH thấp trước, chờ 20-30 phút cho da cân bằng lớp màng axit ( pH =4.5-5.5) rồi mới sử dụng đến sản phẩm có pH cao hơn.

b/Nếu trong quy trình dưỡng da chỉ có 1 thành phần phụ thuộc pH :

Như bạn nào học chăm hóa 11 một xíu xíu thôi, đều biết :

  • Nếu một sản phẩm có pH = 1 có thể tích là 1ml thì phải thêm ~9ml nước (pH=7) mới làm pH của sản phẩm dịch lên 2
  • Tương tự các sản phẩm pH thấp VD: pH=3 mọi người thường sử dụng khoảng 3-4 thậm chí 5-6 giọt cho da thì phải thêm 27~36 thậm trí 45-54 giọt nước ( tương đương 2-4ml nước) mới làm pH của các sản phẩm đấy tăng lên thành 4. Nhưng:
    • Chúng ta không bao giờ sử dụng thể tích các sản phẩm dưỡng da nhiều đến thế ( trừ mặt nạ).
    • Các sản phẩm dưỡng da : lotion, serum, kem dưỡng,… đều có pH<7.

==> Theo lí thuyết tớ nói trên thì sau khi sử dụng : AHA, BHA,… chờ 20-30 phút ko phải để chúng hoạt động tối ưu mà là để các bước sau không bị ảnh hưởng trong môi trường pH thấp. Tớ lấy ví dụ sau khi dùng L-AA mọi người dùng luôn 1 sản phẩm chứa enzym ABC nào đấy, thì trong môi trường acid , pH thấp như thế có thể enzym ấy sẽ bị thủy phân thành axit amin, hoặc chuỗi peptit ngắn hơn.  Và có thể sẽ làm giảm hiệu quả của enzym ABC đấy. Nói tóm lại thì: 

– Nếu bạn không sử dụng mask sheet  thì không cần phải chờ đợi làm gì cả, các sản phẩm dưỡng da ở các bước sau làm thay đổi pH sản phẩm AHA/BHA,… không đáng kể.

– Nếu dùng thêm mask sheet thì trường hợp này bắt buộc phải chờ đợi thôi 😥

#3 Thứ tự các sản phẩm chăm sóc da.

Thứ tự các sản phẩm nên ưu tiên pH trước: từ pH thấp đến cao:

a/ Nếu trong quy trình dưỡng da có từ trở lên 2 thành phần phụ thuộc pH ( bao gồm cả Niacinamide ):

  • Làm sạch
  • L-AA( Vitamin C): chờ 20 -30 phút
  • BHA: 20-30 phút
  • AHA :Không phải chờ
  • Dưỡng ẩm.

b/ Nếu trong quy trình dưỡng da chỉ có 1 thành phần phụ thuộc pH :

● Có mask sheet:

Làm sạch- vitamin c( L-AA) / BHA/AHA/… chờ 20-30 phút-  serum- mask sheet-dưỡng ẩm.

● Không có mask sheet:

Làm sạch- vitamin c( L-AA)/ BHA/AHA/… serum-dưỡng ẩm.

#4 Tổng kết:

– Màng acid rất quan trọng.

– Chất gây ô nhiễm, mầm bệnh, chất tẩy rửa mạnh, xà phòng, sữa rửa mặt pH quá cao ,… đều có thể là nguyên nhân phá hủy lớp màng axit, vì thế ngưng dùng các loại xà phòng pH cao cho da.

– Cái nồng độ chất a,b,c ở ngoài vỏ chai không quyết định xem chai này tốt hơn chai kia đâu mà nó còn phụ thuộc vào pH sản phẩm. VD: 1 chai AHA 10% chưa chắc đã tốt và hiệu quả hơn chai AHA 5%. Điều này còn phải phụ thuộc pH.

– Nên bôi AHA/BHA/… trên nền da khô. Ai bắt đầu sử dụng acid không nên dùng sản phẩm nồng độ cao, pH thấp luôn. Hãy đi từ sản phẩm nhẹ nhàng có pH ko quá thấp , nồng độ không quá cao trước cho da thích nghi đã rồi muốn làm gì thì làm sau.

– Việc chờ 20-30 phút sau khi sử dụng AHA/BHA,… đa phần chỉ để đảm bảo sự hoạt động tối ưu ở các bước đằng sau chứ không phải để đảm bảo môi trường pH thấp cho AHA/BHA,… hoạt động tối ưu.

– Nếu có 2 acid thì acid nào pH thấp hơn bôi trước, pH cao hơn bôi sau, cách nhau 20-30 phút.

-Nếu chỉ có 1 axit, nhưng dùng mask sheet thì sau khi dùng BHA, AHA,… phải chờ 20-30 phút xong rồi muốn làm gì thì làm, không có mask thì khỏi phải chờ đợi làm gì cho mệt.

Hy vọng bài viết giúp ích cho mọi người trong mùa đông lạnh giá ! :* Nếu có gì muốn thảo luận, chia sẻ với tớ thì đừng ngại cmt cho tớ biết nhé :*

Nguồn: Mộc Mộc reviews