Bữa nay đi công viên rồi đi loanh quanh đến chỗ đông người nhiều, để ý mới thấy có nhiều trẻ con béo phì quá. Mình thì hay để ý, quan sát trẻ con, chỉ mấy năm trước thôi, thời mình bầu chẳng hạn, trẻ con béo phì ít hơn hẳn. Về search thử thì mới thấy:
“Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết theo các điều tra trong năm 2013, tỉ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc ở trẻ dưới 5 tuổi là 4% (khoảng 300.000 trẻ). Tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) tỉ lệ này là 6%, với tổng số 86.000 trẻ. Đặc biệt, “ tại TP HCM, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi béo phì đã lên tới 9,6% (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%). Tại các khu vực trung tâm thành phố, tỉ lệ trẻ béo phì đã vượt ngưỡng 12%. Đây là một con số rất đáng báo động”
NGUY HIỂM RỒI ĐẤY, chứ không chỉ dừng lại ở việc mấy mẹ kêu gọi đừng ép con ăn, hãy để trẻ lớn lên thuận tự nhiên đâu.
NGUYÊN NHÂN NÀO?
Đầu tiên nói về nguyên nhân sâu xa, tại sao người Việt lại thích trẻ con “bụ bẫm”, mình thì thấy đó là béo phì chứ bụ bẫm gì. Mà ngược đời là người lớn thì đua nhau đi gym giảm béo, eo thon bụng phẳng, còn trẻ con thì lại bị nhồi nhét cho béo múp lên??? Thế là sao?
Nói về văn hóa, thì vốn trước đây, người mình còn nghèo, lúc nào cũng lo đói, lo thiếu ăn, nhường nhịn nhau ăn, nên giờ người già, người lớn, thể hiện tình yêu thương bằng cách cho trẻ con ăn thật nhiều ^.^ Và cũng vì lịch sử thiếu ăn như thế nên việc “bụ bẫm” và “béo” trở thành một sự công nhận xã hội rằng: “béo” = “giàu”. Mấy hình ảnh phú ông, người giàu có ngày xưa toàn béo múp, bụng phệ, cổ rụt đấy thôi. Như người Thụy sĩ hay Mỹ chẳng hạn, thì ngược lại, người nghèo mới béo, vì toàn ăn đồ ăn nhanh và không có thời gian tập gym, còn người giàu, người ta tập gym, ăn đồ organic, không có béo bao giờ hết, chỉ có “fit” (vừa vặn) thôi.
Lịch sử văn hóa đã vậy thì ông bà mình, mình phải chấp nhận thôi, ép mình ăn, mình cười cái hì, gắp đại cái gì “ít béo” bỏ miệng cho ông bà vui thôi ^.^ Hồi xưa bà nội Kapi hay ép Kapi ăn, thực ra giờ vẫn thế, nhưng hồi xưa mình ít hiểu biết, mình hay cáu giận, gây chuyện lắm.
Giờ chín chắn hơn rồi, mình chấp nhận hơn. Bởi mình hiểu bà làm vậy vì đó là cách bà thể hiện tình yêu thương. Mình chỉ biết hạn chế rồi dần dần tránh né đi thôi, dạy Kapi tự biết thế nào là no là đói, dạy Kapi nói “con không ăn nữa, con no rồi”, rồi chạy đi ^.^. Thế thôi, chứ không gây chuyện với bà nội Kapi nữa. Có những điều không thể thay đổi được thì phải chấp nhận và tìm cách sống chung thôi. Vấn đề thì có thể giải quyết được nhưng tư duy và nhận thức thì không, chỉ có thể kiên nhẫn, dần dần thay đổi thôi. Người già thì khó thay đổi và cập nhật, nhưng người trẻ thì dễ ^.^
CHÚNG TA ĐANG NUÔI NGƯỜI HAY NUÔI LỢN?
Hồi xưa, lúc Kapi nhỏ ai mà kêu Kapi gầy hay còi, mình chỉ nghĩ trong đầu (cũng chả dám nói ra ấy vì sợ bị chửi): “ồ, mình nuôi người chứ có nuôi lợn đâu mà lo béo lo gầy” hay mình rất thích bạn mình nói “lợn béo bán được giá chứ con tao tăng thêm cân cũng có bán được đâu”. Còn giờ thì mình còn relax hơn đến đó chả cần nghĩ nữa mà chỉ cười, “uh, nhìn thế thôi nhưng Kapi chạy nhanh lắm”.
Nói về tác hại của ép ăn thì chắc mọi người biết rồi, nào là tiết ra cortisol, làm trẻ bị béo phì, stress và ảnh hưởng đến phát triển của trí não. Mình thấy nhiều bé vừa ăn vừa khóc, tội nghiệp lắm. Ăn là điều rất tự nhiên và vui vẻ, sao lại trở thành một cuộc chiến đẫm nước mắt thế rút cục để làm gì? Không phải là con còn cả đời để ăn sao? Rồi tạo thành thói quen con không biết no, không biết đói, thậm chí tệ hơn là cứ bị ép ăn nên sau lớn cũng chả biết mình thik ăn gì, không biết mình muốn gì luôn, quen bị ép rồi mà.
BẠN CÓ MUỐN TRẺ LỚN LÊN SẼ LƯỜI BIẾNG, DỰA DẪM VÀ Ỷ LẠI
Hồi làm ở trường mầm non quốc tế, mình thấy trẻ con chả đứa nào đạt chuẩn “bụ bẫm” của VN hết, mà ăn ít lắm, ăn mấy cái healthy snack kiểu trái cây, bánh ít đường, bánh gạo, uống sữa cũng không đường luôn. Mà bữa trưa nhé, rules là “các con phải ăn xong phần rau mới đc ăn các món khác”, bạn nào mà không ăn rau, khỏi ăn cơm/mỳ/bánh mỳ với thịt, cá luôn.
Mình thì thấy hơi nghiêm khắc nhưng có vẻ khá hiệu quả, bé nào lỳ thì chỉ 1,2 bữa thôi là bữa sau ăn rau liền à ^.^ vì nhịn thì chiều đói lắm. Đói thì phải ăn thôi, tự nhiên mà. Ngoài ra các con còn học đc về tính nguyên tắc, kỉ luật, học về nguyên nhân và kết quả (con không ăn thì con đói). Khổ, trẻ VN nhiều đứa còn chẳng đc biết đói là gì, hoặc thậm chí tệ hơn, vì luôn có người cho ăn, ép ăn nên đói cũng không biết đường kiếm đồ ăn mà chờ người cho ăn. Nhỏ thì vậy, sau này lớn lên không biết kiếm cơm, sống ỷ lại thì đừng trách mắng tụi nó ngu nhé. Có lý do cả đấy.
Trong nhà mình, có đứa cháu, hồi nhỏ bị bà ép ăn dữ lắm, đến tuổi đi học lớp 1, bà vẫn đút cho ăn, rồi đi học để sữa trong cặp rồi, mà về thấy nó đói lả đi ( thì lớp 1 cô đâu chăm cho ăn như mẫu giáo đâu mà có người đút ăn cho), hỏi sao con không thấy sữa ra uống? thì bảo không ai lấy sữa ra khỏi cặp cho con. Mô phật, mình nhìn mình sợ Kapi của mình sẽ như thế lắm ^.^ nên không có ép Kapi ăn bao giờ cả. Con ăn bao nhiêu thì ăn, không ăn thì thôi, thêm vài miếng chả để làm gì. Chỉ chỗ để sữa với sữa cho con, muốn uống thì ra tự chọn để uống. Mà mẹ con mình chơi là chính ^.^ hay chính xác hơn là khám phá thế giới là chính ^.^ ăn là tiện thể thôi ^.^
Nhiều người sẽ nói ĂN NHIỀU MỚI KHỎE? Không đúng nhé. Mình quen rất nhiều người, chả ăn gì mấy vẫn khỏe, hay nhiều bé ăn chay từ nhỏ, vẫn cao to khỏe mạnh. Mình nghĩ tinh thần, năng lượng là quan trọng chứ còn vừa ăn vừa khóc, khẳng định KHÔNG THỂ khỏe được.
ĐỪNG ÉP CON ĂN – MUỐN CON KHỎE HÃY ĐỂ TRẺ VẬN ĐỘNG NHIỀU HƠN
Mặt khác, ngày cũng có 24 giờ thôi, bạn dành 8 tiếng để ĂN, 8 tiếng để ngủ, còn được mấy tiếng để học hành chơi bời, tập thể thao? Mẹ con mình thì ham chơi, giờ vẫn nhớ hồi kapi khoảng 1-2 tuổi, bạn bè con cũng tầm đó, rủ đi chơi buổi tối, đứa nào cũng kêu “con tớ ăn xong thì muộn lắm, rồi lại đến giờ uống sữa, không đi chơi đc đâu”.
Hai mẹ con Kapi toàn đi chơi 1 mình. Vì ăn nhanh mà, nên tối nào cũng xách nhau đi chơi, ra ngoài đi bộ, vận động, chơi đùa, khám phá thế giới. Kapi chẳng ăn nhiều, chẳng bụ bẫm, nhưng VUI và KHỎE, chạy thì nhanh lắm, một năm 2,3 lần ốm gì đó thôi, mà sốt siếc virus vớ vẩn, chả uống kháng sinh bao giờ (trộm vía).
Lý do nữa khiến trẻ con không khỏe là do cái vòng luẩn quẩn: bị ép ăn => khóc lóc => mệt mỏi, không có thời gian vận động => dễ ốm, ốm cái là => uống kháng sinh => hệ miễn dịch giảm => càng dễ ốm => càng nghĩ phải cho nó ăn nhiều cho khỏe => lại càng bị ép ăn. Cái vòng luẩn quẩn này khó thoát lắm nhé ^.^ tốt hơn là đừng để bị rơi vào, bằng 2 điều thôi: không ép con ăn và tăng sức đề kháng bằng mọi cách.
Còn ngược lại, Không bị ép ăn => vui vẻ, khỏe mạnh, chơi nhiều, càng vui vẻ => ít ốm. Mà mình con ốm thì có thừa sự kiên nhẫn và khám bsi không kê kháng sinh cho nên Kapi có ốm thì => không uống kháng sinh => sức đề kháng tốt => vui vẻ khỏe mạnh đi chơi tiếp, và chẳng mất thời gian, sức lực ngồi ép nhau ăn, mẹ khóc, con khóc đến khổ. Nó là vòng lặp tích cực đi lên.
HÃY TRỞ THÀNH CHA MẸ THÔNG THÁI TRƯỚC KHI BIẾN CON THÀNH LỢN
Lại quay lại câu Tôi nuôi người, không nuôi lợn. Mình so sánh thế là vì nuôi lợn chỉ cần quan tâm đến cân nặng, nuôi người thì cần NHIỀU HƠN thế. Đánh giá 1 đứa trẻ phải đánh giá tổng thể về: Nhận thức, thể chất, giao tiếp xã hội và tình cảm, và cuối cùng là ngôn ngữ. Nếu tính tỉ lệ % ra thì “Thể chất” tính là 25%, mà thể chất gồm vận động tinh, vận động thô nữa nhé, “cân nặng” chỉ là một phần rất nhỏ thôi. Thế tại sao mình cứ tập trung vào cái phần rất nhỏ đó mà không tập trung phát triển toàn diện cho con? Cứ suốt ngày đến giờ ăn như thế, giờ nào là giờ chơi? giờ “học”, giờ giao lưu xã hội, giờ ôm ấp, nhảy nhót tình cảm với nhau??
2018 rồi, phải cập nhật lại thôi, mình đâu có thiếu ăn như xưa nữa đâu ha, mình phải sống vui sống khỏe để đi khám phá bản thân, khám phá thế giới ^.^
Mai thứ 7 rồi, chúc bạn và con cuối tuần đi chơi vui vẻ ha ^.^