1. Mineral Oil độc hại, bít tắc lỗ chân lông
– MO là sản phẩm có được qua quá trình tách chiết của dầu mỏ. Có lẽ do có nguồn gốc liên quan đến dầu mỏ nên nhiều người đi phao tin đồn rằng MO rất độc hại. Không hề nhé, MO đưa vào mỹ phẩm đã trải qua quá trình thanh lọc loại bỏ hoàn tất cả các tạp chất khác. Có thể nói MO là một chất lành tính nhất, tinh khiết nhất trong tất cả các chiết xuất thiên nhiên mà bạn nghĩ là lành tính (vâng, MO là chiết xuất thiên nhiên chứ gì nữa, từ dầu mỏ mà).
![[Tổng hợp] Những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng mỹ phẩm](https://i0.wp.com/nhipvang.com/imgcdn/aHR0cHM6Ly9zY29udGVudC54eC5mYmNkbi5uZXQvdi90MS4wLTkvcDcyMHg3MjAvMzc4OTM3MzdfMTU1NDc0ODIxNDYyOTQ5Nl83NTM3NTA4ODc5NjY4NjA5MDI0X28uanBnP19uY19jYXQ9MTAwJl9uY19odD1zY29udGVudC54eCZvaD01MDY1OGRiOTg2N2RiNDRjM2UwODQ1YWJmM2NkNjAwNyZvZT01QzhCNTM3Qw==.jpg)
– Các nghiên cứu cũng chỉ ra MO không hề gây ung thư. Bởi vì sự đơn giản của mình mà MO rất an toàn nên được áp dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm. Kể cả các sản phẩm của hãng Johnson’s Baby dành cho em bé cũng chứa MO đấy thôi. Thế nhưng nếu bạn sử dụng hàng handmade, kem trộn thì không đảm bảo MO trong đó tinh khiết đâu nhé.
– MO cũng không hề làm bít tắc lcl do phân tử của MO rất lớn không thể chui vừa lcl. Về bản chất MO sẽ đơn thuần tạo một màng nằm trên bề mặt da như một lớp khoá ẩm, giúp da không bị mất nước. Mình sẽ nói rõ hơn điều này ở mục 2.
Tuy nhiên, MO chỉ phù hợp sử dụng vào ban đêm và các bạn da dầu mụn cũng nên cẩn trọng do MO để lại một lớp màng nặng mặt, không khô ráo nên dễ gây bám bụi.
2. Silicone gây bí da, da không thở được, bít tắc lcl
– Cũng như MO, silicone có phân tử rất to và không thể đi sâu vào lỗ chân lông. Chính vì chúng nằm yên trên bề mặt da như thế nên nếu bạn làm sạch không kỹ thì vô tình silicone sẽ ”giữ” luôn bụi bẩn, dầu thừa trong lcl gây ra mụn.
– Dù tạo nên một lớp màng trên da nhưng lớp màng silicone này vẫn có lỗ hổng như một tấm lưới. Vì kích thước của mình mà giữa các phân tử silicone luôn tồn tại các khoảng trống thế nên da tha hồ mà thở hen. Mà căn bản thì chúng ta không hô hấp qua da như loài lưỡng cư thế nên da không hề hít hà thở đâu.
– Cả mineral oil và silicone đều được áp dụng trong y học, cụ thể là bôi lên các vết bỏng, vết thương hở bởi chúng làm dịu da, giúp da mau lành. Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với 2 thành phần này thì nên tránh xa, còn không thì cứ vô tư dùng thôi. Đến cả H2O còn có người dị ứng cơ mà (hình như cái quái gì trên đời này cũng có người dị ứng hết đó).
3. Paraben độc hại và paraben-free
Paraben là chất bảo quản nên tất nhiên nhiệm vụ của nó là bảo vệ sản phẩm khỏi vi khuẩn, nấm mốc rồi.
Mỹ phẩm thường được bào chế ở nền nước/dầu tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh vật tồn tại và sinh con đẻ cái. Đó là chưa kể các chiết xuất thiên nhiên, peptide, collagen,… vừa dễ phân hủy vừa là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bọn vi sinh kia.
Khi mỹ phẩm bị nhiễm nấm hay vi sinh vật xâm nhập thì mắt thường làm sao mà phát hiện. Ghê hơn nữa là trong quá trình sinh sôi nảy nở chúng nó còn ị ra bao nhiêu là các chất độc khác. Hậu quả thế nào chắc các bạn tự tưởng tượng được.
Paraben không phải thuốc thần mà diệt được tất cả các chủng vi khuẩn, nấm mốc trên đời. Thế nên một sản phẩm thường kết hợp nhiều nhóm paraben để có thể kháng khuẩn ở phổ rộng hơn do đó tăng xác suất kích ứng hơn.
Hoặc như acids, glycerin, alcohol cũng có tác dụng bảo quản nếu dùng ở nồng độ cao. Mà ở nồng độ cao thì mấy chất này có khác gì paraben đâu. Ngay cả các sản phẩm được gắn mác paraben free thì cũng dùng các hoạt chất bảo quản khác để thay thế. Chắc gì chất thay thế đó có an toàn hơn paraben.
Tất nhiên ngoài tính sát khuẩn của mình thì paraben cũng chả bổ béo gì mà còn có thể kích ứng với da nữa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng paraben chỉ có hại khi sử dụng liều lượng quá 25%. Thế nên loại pẩben nào được phép sử dụng trong mỹ phẩm và nồng độ của nó được quản lý rất nghiêm ngặt đến từng 0.001%.
Các trung tâm nghiên cứu như FDA Mỹ hay Health Canada còn lên tiếng rằng không có bằng chứng về việc paraben gây nên ung thư. Họ còn cho rằng sử dụng paraben không ảnh hưởng đến sức khỏe và hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm. Thực ra nồng độ paraben hiện nay dùng trong mỹ phẩm thường rất ít (khoảng <1%) nên không đáng lo ngại.
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn áp dụng các công nghệ hiện đại như quy trình sản xuất vô trùng, đóng gói khép kín, bao bì dạng tuýt, vòi pump airless… để hạn chế tối đa khả năng vi khuẩn, nấm mốc có thể xâm nhập từ môi trường bên ngoài.
Bỗng nghĩ đến mỹ phẩm handmade, bột trộn không chất bảo quản mà hạn sử dụng thì vô thời hạn mà rùng mình.
4. Cồn khô trong mỹ phẩm
Mình sẽ không nói về cồn béo hoặc cồn khô trong các sản phẩm khác mà chỉ nói về cồn khô trong mỹ phẩm – tội độ mà người người nhà nhà kì thị, chửi rủa.
Trước hết phải khẳng định rằng cồn không gây sản sinh các gốc tự do gây hại, cũng không tạo ra oxy xâm nhập vào da như benzoyl peroxide, càng không thể thẩm thấu qua da phá hủy đến mức tế bào như nhiều lời đồn thổi. Thế do đâu cồn lại mang tiếng xấu? Chỉ có 2 nguyên nhân chính sau đây.
Thứ nhất, cồn bốc hơi rất nhanh do đó mang theo cả nước trên da => gây khô da. Toner làm sạch hay còn gọi là astrigent là sản phẩm thường chứa cồn nhiều nhất. Thế nhưng có ai chăm da mà chỉ sử dụng mỗi toner có cồn hay còn vỗ lên mặt nghìn lớp layer nào là lotion, nào là essence, serum, kem dưỡng? Nếu bạn sử dụng mỹ phẩm có cồn rồi để da khô thì đó là lỗi của bạn. Rửa mặt xong da cũng khô đó thôi.
Các bạn nên nhớ sau khi rửa mặt thì trên da vẫn còn đọng lại dầu thừa, các chất hoạt động bề mặt trong srm, các chất sút trong nước… Cồn trong toner chính là một bước extra cleasing để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất trên, giúp da sạch nhất có thể làm tiền đề cho các bước dưỡng tiếp theo. Các bạn da dầu, khỏe sẽ thích hợp sử dụng mỹ phẩm có cồn hơn là các bạn da khô, nhạy cảm. Và nếu thấy khô thì cấp ẩm bằng lotion, kem dưỡng hay bất cứ thứ quái gì dưỡng ẩm cấp nước thôi.
Thứ hai, cồn tổn thương lớp màng lipid của da. Điều này có một phần đúng. Chính nhờ phá vỡ hàng rào lipid mà các hoạt chất trong mỹ phẩm có thể thấm sâu vào da, mang lại hiệu quả cao hơn. Nên nhớ vai trò quan trọng của da chính là ngăn không cho các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể. Thế nên để các hoạt chất như retinoids, vitamin C, BHA, AHA… có thể phát huy tối đa thì chúng cần thẩm thấu đến các tầng sâu của da. Và cồn đã làm điều đó giúp chúng. Bởi vậy bạn sẽ thấy trong các serum, các treatment thường xuyên có cồn.
Vấn đề đặt ra là: nếu hàng rào lipid bị tổn thương và không phục hồi thì không chỉ các dưỡng chất có thể thấm vào da mà còn có các vi khuẩn, các chất độc hại khác cũng có thể xâm nhập vào da. Để điều đó thực sự xảy ra, chúng ta phải dựa vào nồng độ và công thức của sản phẩm để đánh giá.
Các nhà nghiên cứu bài trừ cồn (đại diện là bà Paula) đã khuyến cáo rằng nếu cồn nằm gần đầu bảng thành phần thì nên tránh. Cụ thể hơn, đa số các quan điểm đã thống nhất rằng nếu sản phẩm chứa ít hơn 5% cồn thì an toàn. Ngoài ra, layer các sản phẩm dưỡng (thường chứa ceramide, urea, amino acid…) trước mỹ phẩm có cồn cũng giảm thiểu ”tác hại” của cồn.
Các hãng mỹ phẩm còn bổ sung các chất béo vào công thức của mình để giảm tác động của cồn trên da. Ngoài ra, có thể họ còn áp dụng các công nghệ nào đó khác nữa mà mình không biết.
Dù gì cồn đã được áp dụng trong nền công nghiệp mỹ phẩm từ lâu đời. Nếu tổn thương do cồn tích lũy theo thời gian rồi gây hại tới người tiêu dùng thì chẳng phải các hiệp hội sức khỏe đã phát hiện ra và cấm nó rồi sao? Bạn có biết rằng lotion Meishoku Bigansui (chứa rất nhiều alcohol denat) đã tồn tại hơn 130 năm và vẫn đang được tin dùng cho đến hiện tại.
Các thí nghiệm bài trừ cồn trong mỹ phẩm cũng rất là nực cười. Họ dùng thí nghiệm cồn trong nước rửa tay, cồn trong đường uống như rượu bia hoặc nhỏ cồn trực tiếp lên tế bào trong phòng lab rồi kết luận là cồn có hại, ngộ nghĩnh nhỉ lạ lùng nhỉ.
Thế nên, cồn không hẳn là vô tội, nếu dùng thì nên cân nhắc. Tốt nhất nên chọn sản phẩm có cồn nằm gần cuối bảng thành phần là chắc ăn nhất. Thế nhưng sản phẩm chứa nhiều cồn mà công thức tốt thì vẫn an toàn hoặc dùng các sản phẩm dưỡng khác trước mỹ phẩm chứa cồn cũng giảm thiểu tác động của cồn. Cồn trong serum, treatment thì càng không nên bài trừ.
6. Kcn hóa học phải đợi ít nhất 20 phút còn kcn vật lý thì có tác dụng ngay
Thực ra, cả kcn vật lý và kcn hóa học đều phát huy tác dụng ngay khi bạn bôi lên da. Cả 2 loại kcn đều cần nằm trên bề mặt da như một lớp film để có thể phát huy khả năng bảo vệ da tối đa nhất. Thế nên vẫn cần đợi một thời gian để sản phẩm ổn định trên da.
7. Kcn hóa học nên bôi trước kem dưỡng ẩm để thẩm thấu tốt hơn
Như đã nói ở trên, kcn cần trải đều và ổn định trên da. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bôi kem dưỡng ẩm trước kcn không hề giảm chỉ số SPF của kcn. Thế nhưng nếu ngược lại, bôi kcn rồi kem dưỡng ẩm đè lên thì chỉ số chống nắng sẽ giảm từ 12,7 – 17,7%. Hơn nữa, nếu bôi các sản phẩm dưỡng sau kcn chống thấm nước (water-resistant) thì các sản phẩm này sẽ giảm hiệu năng dưỡng do ít thấm vào da hơn.
8. Kem đánh răng giúp trị mụn
Cũng không ngờ vẫn có người tin và lan truyền cái urban legend này luôn đó. Mà thật ra tin đồn này cũng có phần đúng. Đúng là trong kem đánh răng có chứa triclosan – một chất sát khuẩn nên có khả năng trị mụn như spot treatment. Thế nhưng theo viện FDA Mỹ thì chất này vẫn còn đang trong vòng nghi vấn về độ an toàn nên đa số các hãng kem đánh răng đã không còn sử dụng triclosan trong sản phẩm của họ, ngoại trừ dòng Colgate Total thì vẫn chứa triclosan.
Nói chung, dù có hay không có chứa triclosan thì kem đánh răng vẫn gây khô da, khiến da nhạy cảm, tổn thương, dễ nổi mụn nhọt bởi các thành phần khác có trong kem đánh răng như chất florua hoặc natri monofluorophosphate
9. Da khô gây ra nếp nhăn
Hai thứ này tưởng liên quan nhưng thực ra là người dưng ngược lối. Hàng chục nghiên cứu đã chỉ ra nếp nhăn không phải hậu quả của việc da khô. Đúng là khi da khô, các nếp nhăn sẽ thể hiện rõ hơn khi da đủ ẩm. Thế nên da khô chỉ khiến các triệu chứng của lão hóa thể hiện rõ hơn chứ không phải nguyên nhân gây ra nếp nhăn đâu nhe.
10. Rate cao trên Shopee, Lazada thì đáng tin
Chủ shop có thể tạo acc clone rồi giả vờ đặt hàng, đơn hàng được giao tới người nhận là người nhà của chủ shop. Chỉ cần 2 địa chỉ nhận và bán khác nhau. Tiền và hàng đi 1 vòng vẫn về tay shop, chủ chả mất gì mà lại được tự đánh giá mình 5 sao.
Nếu cách kia quá thủ công thì bây giờ có cách khác hiện đại hơn đó là dịch vụ thuê rate hộ :))
Bạn có thể search Google cụm từ “Earn rating Amazon” sẽ cho ra rất nhiều kết quả. Đó là Amazon là một trang bán hàng tầm cỡ quốc tế với các công nghệ tiên tiến, hiện đại mà vẫn có cách lách luật thì huống gì Lazada, Shopee.
11. Mỹ phẩm của tớ là của người có tài có tâm nghiên cứu bào chế, không phải trộn
Ờ để bóc cái này thì dài quá, để qua p2 sẽ tế phường trộn khuấy này sml.
Cre: tham khảo rất nhiều nguồn nhưng V có bị ảnh hưởng bởi cách diễn đạt của Lab Muffin, Ket Xoan, Skincare Junkie…